Bạn có biết xu hướng Business Messaging mới nhất và các công cụ kết nối đa kênh, chatbot để tăng doanh số. Sử dụng Business Messaging hỗ trợ bạn tạo nội dung hấp dẫn, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tạo quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm chat đa kênh Vpage sẽ chia sẻ chi tiết cách bùng nổ đơn hàng với xu hướng Business Messaging mới nhất.
Nội dung chính hide
Kinh doanh qua hội thoại (Business Messaging) là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam. Business Messaging là cách tiếp cận khách hàng qua các nền tảng nhắn tin số như Facebook Messenger, WhatsApp, Instagram Direct. Đây là cơ hội để các nhà bán hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh doanh nhờ cuộc đối thoại trực tiếp với người dùng trên các nền tảng đó.
Xu hướng này càng phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, trong quá trình giãn cách xã hội, mọi người không tiếp xúc với nhau. Không gian mạng là nơi trò chuyện trực tiếp của khách hàng với doanh nghiệp. Nhận thấy tiềm năng của phương thức này, nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu phát triển hệ thống Business Messaging, đầu tư để tận dụng cơ hội tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Kinh doanh hội thoại (Business Messaging) là gì?
Kinh doanh qua hội thoại đang trở thành một trong những công cụ quảng cáo giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người tiêu dùng, tối ưu quy trình kinh doanh.
Trong sự kiện Business Messaging Summit 2023, đại diện Meta cho biết có hơn 1 triệu người dùng đang kết nối với ít nhất một tài khoản Business qua dịch vụ nhắn tin của Meta. Đặc biệt, Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có xu hướng kinh doanh hội thoại, 80-90% các đơn vị sử dụng quảng cáo trên Facebook ở Việt Nam, 73% người tiêu dùng Việt tiếp cận với các doanh nghiệp qua tin nhắn. Kinh doanh qua hội thoại có thể nói là phương thức tiếp cận và phục vụ khách hàng hiệu quả, xây dựng mối quan hệ gần gũi và nâng cao hiệu quả kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.
Tham khảo:
Bật mí bán hàng trên Messenger giúp shop bạn nổi bật hơn đối thủ!
Tài khoản BM là gì? Chi tiết cách tạo BM Facebook dễ hiểu 2024
Mua sắm trên Messenger - Đón đầu xu hướng 2024 cùng với Vpage
Tin nhắn là hình thức giao tiếp phổ biến với người dùng. Đối với doanh nghiệp, kinh doanh hội thoại sẽ có những lợi ích như:
Lợi ích của kinh doanh hội thoại
Kinh doanh hội thoại mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng:
Tóm lại, kinh doanh hội thoại đã mang lại nhiều sự tiện lợi và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và cả nhà bán hàng, góp phần thúc đẩy mối quan hệ tin cậy giữa hai bên.
Thêm sản phẩm của shop bạn vào trong Messenger
Mua sắm tiện lợi, nhanh chóng với tính năng
"Khám phá sản phẩm trên messenger"
Đọc ngay: Messenger Shopping là gì? X5 doanh thu với xu hướng bán hàng mới nhất 2024
Cơ hội trao đổi trực tiếp bị hạn chế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng Business Messaging cao nhất trong Đông Nam Á - theo kết quả khảo sát ủa Meta kết hợp với Boston Consulting Group. Người tiêu dùng Việt thường trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần để hỏi thông tin, quan tâm sản phẩm, muốn được tư vấn.
Người dùng nhắn tin với các nhà bán hàng nhiều hơn trong dịch Covid-19 do giãn cách xã hội kéo dài và kéo tới hiệu ứng cho tới sau khi hết dịch. Do đó, "Chat to Buy" cũng là một thói quen của nhiều người dùng Việt Nam mới hình thành nhằm khắc phục hạn chế về việc không được gặp gỡ hay trao đổi trực tiếp trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Việc sử dụng kinh doanh hội thoại thể hiện sự chuyển dịch dần dần của người tiêu dùng Việt Nam trong hành vi mua sắm, ứng phó với các hạn chế về việc gặp mặt trực tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kinh doanh hội thoại sẽ không chỉ là một xu hướng tạm thời mà sẽ là một xu hướng kinh doanh trong dài hạn. Tất cả các công ty kinh doanh quy mô từ lớn đến nhỏ sẽ phải cập nhật công nghệ, xu hướng và ứng dụng phù hợp với quy trình kinh doanh của mình.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ kinh doanh hội thoại hiện nay
Nhu cầu trao đổi và tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua Business Messaging không chỉ giới hạn ở nhóm tuổi trẻ gen Z, mà trải dài ở các nhóm tuổi lớn hơn, thế hệ Baby Boomer và cả thế hệ Millennials cũng có thói quen "chốt đơn" trong tin nhắn.
Số liệu nghiên cứu cho thấy, ít nhất 1 trong 3 người tiêu dùng Việt sẽ trò chuyện với doanh nghiệp một lần trong tuần để mua hàng. Có nhiều shop kinh doanh online đã tăng trưởng vượt bậc nhờ vào hình thức kinh doanh hội thoại. Rõ ràng, kinh doanh hội thoại đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng các kênh chat và ứng dụng nhắn tin để tận dụng cơ hội giao tiếp với khách hàng trong dài hạn, không chỉ riêng với thế hệ trẻ mà còn lan rộng sang các độ tuổi khác.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình "Chat to Buy" với khách hàng để tăng tính hiệu quả. Trong mô hình "Chat to Buy", nhân viên bán hàng có thể tư vấn đồng thời xác nhận đơn hàng và tạo đơn qua cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Bạn có thể sử dụng một vài nền tảng nhắn tin chuyên nghiệp hoặc các công nghệ hỗ trợ khác. Thương mại hội thoại không chỉ đơn thuần là bán hàng thông qua chat, mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn khi họ sử dụng các giải pháp và công nghệ cũng như đối tác của Meta - Vpage.
Bạn có thể thấy, Samsung Vietnam với Messenger Bot đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI Chatbot để tương tác với khách hàng nhanh chóng, chính xác hơn. Samsung chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử, điện lạnh tủ lạnh, máy giặt, điện thoại... Với lượng khách hàng khổng lồ từ nhiều nước, Samsung cần tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng thủ công thành tự động để nâng cao chất lượng dịch vụ. Nếu Samsung không sử dụng AI Bot để trực chat, họ sẽ phải bố trí một lượng lớn nhân viên trực kênh để trả lời câu hỏi của khách hàng, tốn chi phí.
Samsung tận dụng trong Business Messaging kinh doanh
Thay vào đó, Samsung đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI Chatbot để tương tác tự động với người dùng dựa trên kịch bản. Chatbot sẽ được thiết lập kịch bản sẵn theo thương hiệu tự tạo để tư vấn tự động những thông tin cơ bản cho khách hàng. Chatbot có thể được cài sẵn về nội dung text, hình ảnh, hoặc video tùy người thiết lập. Công cụ Chatbot sẽ được phân loại khách hàng và hỗ trợ nhân viên tư vấn chốt đơn. Nhờ đó, Samsung có thể tiếp cận hàng ngàn đối tượng khách hàng trong một ngày mà không cần phải thuê quá nhiều nhân viên.
Việc sử dụng AI Chatbot giúp Samsung tiết kiệm chi phí nhân sự đáng kể, đồng thời cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tăng trải nghiệm trong hành trình mua sắm của khách hàng trong bối cảnh quy mô hoạt động rộng lớn.
L'Oreal Paris, một thương hiệu hàng đầu về hóa mỹ phẩm, đã tham gia vào cuộc chơi Livestream bán hàng tại Việt Nam. Livestream giúp L'Oreal Paris chốt được hàng trăm đơn hàng trong khung giờ từ 1-2 giờ phát sóng.
L’Oreal Paris chốt đơn nhờ công cụ AI
Để quản lý lượng bình luận chốt đơn khủng, L'Oreal Paris đã sử dụng Chatbot. Khách hàng chỉ cần nhập "#từ khóa" vào comment, Chatbot sẽ tự động lọc dữ liệu và ghi nhận thông tin, gửi xác nhận cho khách hàng. Sau đó, chatbot có thể gửi luôn mã khuyến mãi (nếu có) và thời gian áp dụng để kích thích khách hàng chốt đơn. Tất cả các bước này sẽ tự động thực hiện, liên kết từ Livestream đến Facebook Messenger.
Nhờ Chatbot, L'Oreal Paris đã có thể thu thập đầy đủ thông tin khách hàng, lịch sử đặt hàng, đơn hàng từ Livestream mà không cần nhiều nhân viên phải ghi nhận thủ công.
Bạn có thể khai thác tính năng mua sắm trên Messenger để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng và tăng doanh thu. Kích hoạt tính năng mua sắm trên Messenger sẽ mở thêm kênh bán hàng mới và tiện lợi cho đôi bên. Người bán hàng sẽ tạo và quản lý Catalog để xem danh sách sản phẩm cùng với thông tin mô tả, giá cả. Khách hàng sẽ có thể tìm và xem sản phẩm, so sánh các tràn và mua sắm mà không cần rời khỏi ứng dụng Messenger.
Ngoài ra, tính năng mua sắm trên Messenger còn cho phép chúng ta thực hiện các chiến dịch quảng cáo đính kèm thêm sản phẩm trên Facebook. Bạn chỉ cần liên kết sản phẩm với quảng cáo, bài viết có thể hiển thị các sản phẩm và đề xuất trực tiếp cho khách hàng ngay trong cuộc trò chuyện với người bán trên Messenger. Việc giới thiệu danh sách sản phẩm liên quan trong quá trình tư vấn sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tóm lại, việc tích hợp tính năng mua sắm trực tiếp vào các nền tảng nhắn tin như Messenger sẽ tạo ra một trải nghiệm mua sắm siêu tiện lợi cho khách hàng. Người dùng có thể dễ dàng khám phá, tìm kiếm và mua sản phẩm mà không cần rời khỏi ứng dụng. Bên cạnh đó, các công cụ Business Messaging như chatbot, thiết lập tự động cuộc trò chuyện, và các tính năng tương tác sẽ cho phép nhà bán hàng tiếp cận, phục vụ và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn đã chia sẻ cách kết hợp Business Messaging với quảng cáo trên nền tảng di động cũng sẽ giúp bạn tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bạn hãy liên kết sản phẩm với quảng cáo và giới thiệu trực tiếp trong cuộc trò chuyện để tối ưu hóa lưu lượng truy cập và chuyển đổi, bùng nổ đơn hàng với xu hướng Business Messaging mới nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc!
Bài viết liên quan:
Quảng cáo mua sắm trên Facebook Reels - Mỏ vàng cho chủ shop 2024